Liệu có ngày nào đó chúng ta không thể phân biệt được giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và con người, hay tệ hơn, trở thành những phiên bản “robot sống” chỉ biết làm theo quy trình mà quên mất tình người ấm áp, những xúc cảm giản đơn mà sâu lắng?
Sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ, các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) mới ra đời đang phải đối mặt với áp lực thương mại hóa trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Với tiềm năng lớn, mô hình kinh doanh dịch vụ AI – AIaaS (AI as a Service) hứa hẹn sẽ đạt quy mô 72 tỉ đô la Mỹ vào năm 2029, mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới.
Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 với chủ đề “Chân Trời Mới” sẽ được tổ chức vào ngày 18-8 tới tại khách sạn Sheraton, TPHCM. Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại Việt Nam. Đặc biệt, hội nghị có sự tham gia của Jeff Dean, Giám đốc Khoa học của Google, đồng sáng lập của Google Brain, Google Translate, Gemini và nhiều sản phẩm đã giúp Google đi đầu trong ngành công nghệ toàn cầu.
Có thể bạn chưa biết, đây là các lưu ý khi ký hợp đồng thử việc. Hy vọng các thông tin này có ích, trong hành trình sự nghiệp của mình
Có thể bạn chưa biết, đây là các lưu ý khi ký hợp đồng thử việc. Hy vọng các thông tin này có ích, trong hành trình sự nghiệp của mình
Dưới đây là 7 điều quan trọng cần biết khi ký hợp đồng thử việc, giúp bạn đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình thử việc tại các cơ quan, doanh nghiệp:
Quy định về thử việc Bộ Luật Lao động 2019 không bắt buộc người lao động phải thử việc trước khi ký kết hợp đồng lao động. Việc thử việc là do thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hầu hết doanh nghiệp đều yêu cầu thử việc. Lưu ý, nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng, doanh nghiệp không được áp dụng thử việc (theo khoản 3 Điều 24 Bộ Luật Lao động 2019).
Có thể sử dụng hợp đồng lao động để thử việc Khoản 1 Điều 24 của Bộ Luật Lao động 2019 cho phép người lao động và doanh nghiệp ký hợp đồng lao động có điều khoản về thử việc thay cho hợp đồng thử việc thông thường. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động một cách đầy đủ hơn.
Các nội dung bắt buộc của hợp đồng thử việc Hợp đồng thử việc phải bao gồm các thông tin cơ bản như: tên doanh nghiệp, thông tin cá nhân của người lao động, công việc cụ thể, địa điểm làm việc, mức lương thử việc, thời gian thử việc, và các điều kiện liên quan khác (theo khoản 2 Điều 24 của Bộ Luật Lao động 2019).
Thời gian thử việc Thời gian thử việc phụ thuộc vào tính chất công việc và mức độ phức tạp, nhưng chỉ được thử việc một lần cho một công việc. Thời gian thử việc tối đa cho các vị trí quản lý là 180 ngày, các công việc đòi hỏi trình độ cao đẳng trở lên là 60 ngày, công việc trung cấp là 30 ngày và các công việc khác không quá 6 ngày (Điều 25 Bộ Luật Lao động 2019).
Mức lương thử việc Theo Điều 26 Bộ Luật Lao động 2019, mức lương trong thời gian thử việc phải ít nhất bằng 85% mức lương của công việc tương ứng.
Các quyền lợi trong thời gian thử việc Người lao động thử việc vẫn được hưởng nhiều quyền lợi như: giới hạn thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày, không quá 48 giờ/tuần, nghỉ phép hằng năm, nghỉ lễ Tết có hưởng lương nếu tiếp tục làm việc sau thử việc. Nếu ký hợp đồng lao động để thử việc, người lao động còn được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Chấm dứt hợp đồng thử việc Kết thúc thời gian thử việc, nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lao động chính thức. Nếu không đạt yêu cầu, các bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường (theo khoản 2 Điều 27 Bộ Luật Lao động 2019).
Giai đoạn thử việc là cơ hội để đánh giá khả năng và sự phù hợp của người lao động với công việc. Hiểu rõ các quy định sẽ giúp bạn đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro trong quá trình thử việc.